Truyền hình là một trong những ngành công nghiệp truyền thông quan trọng và phát triển nhanh chóng nhất hiện nay. Với sự bùng nổ của công nghệ số và internet, truyền hình không chỉ đơn thuần là phương tiện giải trí mà còn là kênh thông tin, giáo dục, và quảng bá văn hóa hiệu quả. Đây cũng là ngành nghề có sức hấp dẫn lớn các bạn sinh viên ngành Công nghệ đa phương tiện bởi chọn ngành học này, bạn có 80% cơ hội bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của một trong những ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo và chuyển đổi công nghệ không ngừng.
Vậy, học Công nghệ đa phương tiện, bạn có thể đảm nhận công việc nào tại đài truyền hình?
Sản Xuất Nội Dung Số (Digital Content Producer)
Đây đang là một trong những vị trí công việc cần rất nhiều nhân lực trong một đài truyền hình trong những năm sắp tới. Bạn sẽ là người chịu trách nhiệm sáng tạo, phát triển và quản lý các nội dung số trên các nền tảng truyền thông khác nhau. Công việc này sử dụng các công cụ kỹ thuật số để tạo ra các bài viết, video, hình ảnh, đồ họa, âm thanh và các hình thức truyền thông khác nhằm thu hút và giữ chân người xem.
Thiết Kế Đồ Họa (Graphic Designer)
Nếu bạn có đam mê với đồ hoạ, vị trí này rất phù hợp! Bạn sẽ thiết kế các logo, poster, hình ảnh minh họa cho các chương trình truyền hình, tạo hiệu ứng đồ họa động (motion graphics), và phối hợp với đội ngũ sản xuất để đảm bảo tính thẩm mỹ và nhất quán của sản phẩm truyền hình. Trong truyền hình, màn hình led và công nghệ visual trên led giúp truyền tải nội dung một cách hiệu quả hơn, đồ hoạ minh hoạ cũng làm tin bài dễ nắm bắt hơn, các sản phẩm đồ hoạ 2D – 3D, animation… cũng luôn được sử dụng để tạo độ hấp dẫn cho tin, bài. Bởi vậy, thiết kế đồ hoạ là công việc đòi hỏi bạn luôn có những ý tưởng mới lạ và độc đáo.
Biên tập hậu kỳ (Post Production Editing)
Nếu thế mạnh của bạn là sáng tạo thêm những nội dung mới khi thực hiện tiền kỳ, làm cho một tác phẩm hay và sinh động hơn bằng những phương thức minh hoạ khác, bạn có thể nghiên cứu công việc của biên tập hậu kỳ. Công việc này có thể ví như việc sắp xếp những viên gạch có sẵn thành một bức tường lớn, gia cố, cấu trúc thêm những nội dung mới để chương trình phát sóng hay và hấp dẫn khán giả.
Chuyên Viên Kỹ Thuật Truyền Hình (Broadcast Technician)
Nếu bạn có thiên hướng về kỹ thuật, khó có môi trường làm việc nào tốt hơn trong một đài truyền hình. Với công nghệ được cải tiến và chuyển đổi từng ngày, bạn có thể làm chủ được thiết bị để trở thành một chuyên viên. Kỹ thuật chính là nền tảng của một đài truyền hình, bởi vậy, bạn có thể tiếp xúc với các công nghệ mới nhất được ứng dụng vào các bản tin, các chương trình mới. Công việc chính, rất quan trọng của đội ngũ kỹ thuật bao gồm:
- Cập nhật và sử dụng các công nghệ mới trong hệ thống các phim trường để hỗ trợ sản xuất chương trình
- Đảm bảo phát sóng, vận hành và bảo trì thiết bị phát sóng
- Phát triển và ứng dụng các công nghệ số hoá
- Hỗ trợ sản xuất chương trình
- Thiết kế và vận hành website
Cho dù làm bất cứ công việc gì trong môi trường của một đài truyền hình, bạn cũng có cơ hội tốt để phát triển bản thân và nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến rộng mở… và với kỹ sư mới ra trường thì ngoài việc sở hữu mức lương cao, bạn sẽ được sống trong một trong những môi trường làm việc chuyên nghiệp nhất. Quá nhiều cơ hội mở ra khi trở thành Kỹ sư ngành công nghệ đa phương tiện PTIT. Để mở được cánh cửa đó, chìa khoá nằm trong tay bạn!!!
Link trường quay ảo của VTV
https://www.facebook.com/watch/?v=634570867001747