Bạn thắc mắc trong việc học ngành công nghệ đa phương tiện ra làm gì? Để giúp các bạn có những thông tin về vấn đề này chúng tôi xin có những chia sẻ thông qua nội dung sau đây.
1. Học công nghệ đa phương tiện ra làm gì?
Công nghệ đa phương tiện là ngành học là lĩnh vực liên quan đến máy tính tích hợp văn bản, đồ họa, bản vẽ, hình ảnh tĩnh và chuyển động, âm thành và bất kỳ phương tiện nào, trong đó có bất kỳ phương tiện nào khác. Thế học công nghệ đa phương tiện ra làm gì?
Các vị trí công tác có thể đảm nhận:
– Kỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm (game, Web, ứng dụng di động…)
– Trưởng nhóm phát triển phần mềm đa phương tiện.
– Chuyên viên thiết kế, tư vấn trong các công ty, các xưởng thiết kế, công ty quảng cáo, marketing, truyền hình, game, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, các tòa soạn, cơ quan truyền hình, báo chí.
– Chuyên gia hiệu ứng hình ảnh, giám đốc sáng tạo.
– Chuyên viên các loại hình sản phẩm sử dụng đồ họa tĩnh động 2D, 3D.
– Quản lý dự án phần mềm đa phương tiện.
– Chuyên viên thiết kế và xử lý nội dung số.
– Giảng dạy trong các đơn vị trong lĩnh vực phát triển nội dung số.
Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu và phát triển ngành Công nghệ thông tin trong tương lai.
Như vậy có thể thấy có rất nhiều các công việc của ngành công nghệ đa phương tiện mà các bạn có thể lựa chọn công việc phù hợp với mình.
2. Nhân lực của ngành công nghệ đa phương tiện hiện nay
Theo Ông Nguyễn Hữu Dũng – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, báo Thanh Niên đưa ra số liệu thống kê, số lượng học viên tại Việt Nam hàng năm tăng 25% so với năm trước. Số học viên theo học từ 5.000 đến 6.000/năm. 92% số học viên học tại các cơ sở đào tạo ra trường có việc làm với mức lương trung bình từ 300 đến 1.000 USD.
Các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông nhận định, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 20.000 nhân lực trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện như: thiết kế đồ họa 2D/3D, thiết kế hoạt hình, thiết kế Games, thiết kế/phát triển Web, thiết kế sản phẩm R&D, thiết kế giao diện, tư vấn và thiết kế quảng cáo, nội dung đa phương tiện, sản xuất phim điện ảnh và truyền hình kỹ thuật số,…
Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực hiện đang làm việc vừa thiếu, vừa có kiến thức nền tảng yếu do không được đào tạo một cách bài bản. Mặt khác, cũng tạo ra một xu hướng cạnh tranh tất yếu về chất lượng của nguồn nhân lực phục vụ các ngành nghề.
Do vậy, cần thiết phải nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc cho nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực ngành truyền thông đa phương tiện.
Về tình hình thực tế hiện nay nguồn nhân lực của ngành công nghệ đa phương tiện còn thiếu và yếu. Do đó, việc đào tạo và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực này sẽ được đầu tư rất nhiều trong tương lai.
Các bạn theo học và lựa chọn ngành học này cũng sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn rất nhiều trong đời sống công nghệ và thông tin phát triển một cách nhanh chóng. Việc tiếp cận thông tin truyền thông sẽ càng cần nhanh chóng và bắt kịp xu thế hơn.
3. Học ngành công nghệ đa phương tiện tại Học viện PTIT cơ sở Hồ Chí Minh
Bạn đang muốn tìm cơ sở đào tạo ngành công nghệ đa phương tiện chất lượng. Thế thì đừng bỏ qua học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông cơ sở Hồ Chí Minh.
Đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với sinh viên cung cấp kiến thức mới mẻ và thiết thực cho các bạn trong quá trình học tập. Đảm bảo chất lượng dạy và học tốt nhất cho sinh viên trong quá trình rèn luyện tại học viện.
Môi trường học tập chất lượng cùng mức chi phí phù hợp thì chắc chắn đây sẽ nói đào tạo chuyên ngành công nghệ đa phương tiện mà các bạn không nên bỏ qua.
Tìm hiểu thêm thông tin tuyển sinh tại học viện PTIT để biết thêm các chương trình xét tuyển của học viện.
Qua chia sẻ trên đây về học công nghệ đa phương tiện ra làm gì sẽ cho các bạn những thông tin hữu ích. Liên hệ qua hotline 02838297220 để được tư vấn cụ thể thông tin tuyển sinh tại học viện PTIT.
Xem thêm:
Học công nghệ đa phương tiện ở trường nào?
Chương trình khung Đại học Công nghệ đa phương tiện