Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là ngành không hề mới nhưng độ “hot” và nhu cầu nhân lực của nó thì chưa bao giờ giảm theo sự phát triển của xã hội. Thế nhưng bạn có thực sự hiểu về ngành kỹ thuật điện điện tử là gì? Sau khi ra trường làm gì? Tìm hiểu bài viết sau để có thêm thông tin về ngành học này nhé!
1. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là gì?
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực điện, điện tử, năng lượng, hệ thống điều khiển, hệ thống xử lý tín hiệu, tự động hóa… nhằm giúp tối ưu các cho hoạt động của con người, tiết kiệm thời gian, nhân lực, công sức cũng như tiền bạc.
Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được cung cấp và trang bị kiến thức để đưa ra các kỹ năng phân tích, nhận định đưa ra giải pháp chế tạo các thiết bị điện điện tử phục vụ cho các hoạt động tự động hóa cho các hoạt động dây chuyền sản xuất.
Song song với đó, các bạn sinh viên cũng sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng nhằm tiếp cận với kiến thức mới cùng thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới. Cũng như, giúp các bạn có thể thích ứng với điều kiện môi trường công nghệ và khoa học không ngừng phát triển và đổi mới trong tương lai.
Có thể nói chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử là chuyên ngành khó đòi hỏi khá nhiều về năng lực trình độ cũng như sự đam mê, tìm tòi của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, đây là ngành học có tính ứng dụng cao, nhu cầu việc làm và nguồn năng lực của xã hội khá cao. Có thể nói đây là ngành học rất có tương lai mà các bạn trẻ không nên bỏ qua.
2. Kỹ năng thực tiễn mà Sinh viên chuyên ngành công nghệ kỹ thuật – điện điện tử đào tạo
Qua quá trình đào tạo chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử sinh viên cần có khả năng:
Thiết kế và vận hành hệ thống điều khiển tự động công nghiệp vừa và nhỏ, hệ thống điều khiển bằng PLC, vi điều khiển, điều khiển bằng máy tính.
Khả năng thi công, thiết kế các hệ thống giải pháp tiết kiệm điện năng.
Có thể tính toán, thiết kế, thi công các mạng điện cung cấp cho nhà máy, xí nghiệp, nhà ở, văn phòng…
Có khả năng tham gia, tổ chức điều hành cũng như quản lý các dự án cung cấp điện.
Có thể nói sau quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử có thể làm các việc trong lịch điện, điện năng, chế tạo, thiết kế mạng lưới điện, hệ thống tự động hóa, điện tử, các thiết bị gia dụng gia đình…
3. Vai trò của ngành kỹ thuật điện – điện tử trong đời sống
Có thể nói kỹ thuật điện điện tử là một trong lĩnh vực phục vụ cho rất nhiều các hoạt động của con người trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, hoạt động công nghiệp, dân dụng…
Gần như các hoạt động và đời sống hiện nay của con người không thể thực hiện nếu có điện cũng như các thiết bị điện tử.
Vai trò của ngành điện – điện tử góp mặt trong nhiều hoạt động như:
Cung cấp điện cho hoạt động sản xuất, thiết bị máy móc, hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm.
Ngành điện tử tạo ra các dòng điện phục vụ cho cho hoạt động tưới tiêu, thu hoạch nông sản…
Ngành điện tử có vai trò quan trọng tạo mạch nối quan trọng để nối hệ thống cơ khí của Robot với nhau.
Đối với ngành y tế điện có vai trò vô cùng quan trọng các thiết bị y tế hoạt động, phẫu thuật, theo dõi tình trạng sức khỏe.
Điện còn phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt trong gia đình. Với nhiều thiết bị gia dụng như nồi cơm, quạt điện, tivi…
4. Tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử ra làm gì?
Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là một trong những mảng lớn phân thành nhiều mảng nhỏ vì thế có thể nói chuyên ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên. Nếu các bạn phân vân tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử ra làm gì thì sẽ có rất nhiều lựa chọn cho ngành học này.
Bảo trì, giám sát, vận hành hệ thống mạng lưới điện tại các nhà máy điện, trạm biến áp hoặc các nhà máy điện.
Thiết kế, thi công mạng lưới điện cho khu công nghiệp, khu dân cư, chế xuất, công trình dân dụng.
Với trình độ chuyên môn cao hơn các bạn có thể làm viện nghiên cứu chế tạo các thiết bị điện – điện tử máy móc thiết bị, robot tự động hóa phục vụ cho nhu cầu đời sống, sản xuất của con người.
Bằng cấp chứng chỉ cao hơn bạn có thể làm công việc giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề…
Có thể nói công việc của ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử khá đa dạng cũng như có nhiều lựa chọn. Nhu cầu nhân sự hiện nay cho mảng ngành này cũng vẫn còn khá cao. Đây là một trong những ngành mũi nhọn vì thế sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm mở ra cho các bạn sau khi ra trường.
Qua những chia sẻ trên đây về ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là gì? Ra trường làm gì? sẽ cung cấp thêm cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tuyển sinh chuyên ngành này các bạn có thể gọi vào hotline 02838297220 của học viện PTIT để được tư vấn cụ thể.