Cơ hội việc làm cũng như nhu cầu nhân lực của ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều bạn trẻ khi muốn đi theo chuyên ngành này. Để giúp các bạn có thêm những thông tin về vấn đề này chúng tôi xin có một vài chia sẻ thông qua bài viết sau đây.
1. Học ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là học gì?
1.1 Ngành kỹ thuật điện – điện tử là gì?
Ngành kỹ thuật điện – điện tử là một trong những ngành học liên quan tới tới các ứng dụng về điện tử, viễn thông, điều khiển tự động cũng như nhiều các hoạt động khác.
Ngành này bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như: thiết kế mạch điện tử, viễn thông, điều khiển tự động, năng lượng, robot, hệ thống nhúng, và nhiều lĩnh vực khác.
Các ứng dụng của ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử rất đa dạng, từ các thiết bị điện tử nhỏ như điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ thông minh cho đến các hệ thống điện tử lớn như máy tính, máy tính chủ, máy bay, tàu thủy và các thiết bị điện tử trong các ngành công nghiệp khác nhau.
1.2 Công nghệ kỹ thuật điện tử học gì?
Học tập chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là nghiên cứu về cách thiết kế, phát triển, sản xuất và vận hành các hệ thống điện tử, viễn thông, điều khiển và tự động hóa. Ngành học này gồm nhiều lĩnh vực như thiết kế vi mạch, điện tử viễn thông, điện tử ô tô, điện tử gia dụng, điều khiển tự động hóa và năng lượng điện.
Bộ môn cơ bản trong ngành kỹ thuật điện – điện tử tập trung nghiên cứu về các mạch điện tử kỹ thuật số sử dụng vi mạch và công nghệ điện tử hiện đại. Nghiên cứu cấu trúc và hoạt động của linh kiện điện tử. Kiến thức về thiết kế phát triển các hệ thống viễn thông. Hệ thống điều khiển tự đồng hóa.
1.3 Học công nghệ kỹ thuật điện – điện tử mất bao lâu?
Thời gian học ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử hiện nay với hệ đại học có thời gian đào tạo khoảng từ 4 – 4,5 năm. Thời gian đào tạo này sẽ tùy thuộc và chương trình đạo và quy định của từng đơn vị. Tại học viện PTIT chương trình đào tạo hệ đại học chính quy cho chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử có thời gian 4,5 năm.
Với chương trình sau đại học có thể kéo dài thêm từ 1 – 2, chương trình học sau đại học các bạn sẽ được tìm hiểu kiến thức về ngành chuyên sâu hơn và mở rộng hơn. Vì thế, cơ hội việc làm cho các bạn cũng mở rộng hơn.
1.4 Học ngành công nghệ kỹ thuật điện tử ở đâu?
Trên cả nước hiện nay, có khá nhiều các đơn vị đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử. Riêng tại phía nam, có một số trường đại học đào tạo chuyên ngành này chất lượng phải kể đến như đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, Sư phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh, đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh, học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Cơ sở phía nam).
Đây là các đơn vị đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử chất lượng với chương trình học chuẩn, môi trường học tập tốt cùng đội ngũ giảng viên giỏi giàu kinh nghiệm. Môi trường học tập tốt đảm bảo cho các bạn sinh viên.
2. Ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử làm gì? Ở đâu?
Mối quan tâm về việc làm cho ngành kỹ thuật điện – điện tử luôn là một trong những điều mà khá nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu về ngành này làm gì và làm việc ở đâu thì chúng tôi xin có những chia sẻ cụ thể sau.
Kỹ sư vận hành lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện, hệ thống điều khiển bằng điện tại cơ quan, tổ chức nhà máy, xí nghiệp.
Cán bộ điều hành, cán bộ kỹ thuật tại các trung tâm nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử.
Chuyên viên về nghiên cứu, thiết kế, phát triển những giải pháp về công nghệ thuộc về lĩnh vực điện, điện tử.
Cán bộ kỹ thuật, tư vấn về lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực điện, điện tử.
Làm việc tại công ty viễn thông, các công ty dịch vụ viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam cũng như các công ty trực thuộc.
Các công ty sản xuất, lắp ráp thiết bị điện như âm ly, máy tính, điện thoại, công ty sản xuất thang máy băng chuyền.
3. Cơ hội việc làm mức lương của ngành kỹ thuật điện – điện tử thế nào?
Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật điện tử hiện nay còn cần khá nhiều nhân lực cho sự phát triển của xã hội.
Vì thế các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn ngành học định hướng cho tương lai này. Với nhiều lựa chọn cơ hội việc làm cũng như khá đơn vị cơ quan, tập đoàn làm về điện – điện tử nên các càng có nhiều cơ hội công việc cho tương lai.
Ngoài ra, nguồn nhân lực của ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử cũng có nhiều cơ hội làm việc tại nước ngoài. Nếu các bạn có trình độ chuyên môn cũng như khả năng ngoại ngữ tốt thì cũng sẽ có nhiều cơ hội làm việc nước ngoài.
Thông qua những chia sẻ trên đây về việc làm ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử sẽ cung cấp thêm cho các bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề đào tạo tuyển sinh của PTIT bạn có thể gọi vào hotline 02838297220 để được tư vấn cụ thể.